Khí Đạo Nhập Môn – Bài 1: Tổng quan và làm quen

I. Khí Đạo

1. Khí là gì?

1.1. Định nghĩa Khí:

    • Theo khoa học đương đại, vật chất tồn tại ở các dạng: rắn, lỏng, bay hơi, khí, và plasma.

    • Khí Tiên thiên: Nguyên bản của Khí (Thanh khí) – là tinh hoa, sự thăng hoa của vật chất, tương đương bức xạ vật chất hoặc plasma.

    • Khí Hậu thiên: Không khí thông thường (thực khí hoặc trọc khí), là sự biến vi của Khí Tiên thiên, tương ứng với khái niệm khí trong vật lý hiện đại.

1.2. Khí trong cơ thể và không gian:

    • Hơi thở con người: Khí Hậu thiên.

    • Khí Tiên thiên: Dạng bức xạ vật chất mang thuộc tính năng lượng, tồn tại trong và ngoài cơ thể.

1.3. Phân loại Khí theo không gian:

    • Thiên khí: Bức xạ vũ trụ, thuần dương, tốt cho sinh học (Thiên khí Tiên thiên là tinh hoa dễ hấp thụ có tác dụng rất tốt tới quá trình sinh học của con người.).

    • Địa khí: Bức xạ địa khí, thuần âm, xuất phát từ trái đất (Địa khí Tiên thiên là tinh hoa dễ hấp thụ có tác dụng rất tốt tới quá trình sinh học của con người.).

    • Sinh khí: Khí từ môi trường sinh thái/sinh học trong đó bao gồm Nhân khí – khí của con người phát ra, nhân khí tiên thiên có tính đồng mức sinh học cao với cơ thể con người.

1.4. Khí hậu và thời tiết:
Sự giao hòa giữa Thiên khí Hậu thiên và Địa khí Hậu thiên.

1.5. Nhân khí:

    • Hậu thiên:
        • Phế khí: Dương khí ở phổi, cung cấp dưỡng khí cho máu.

        • Vị khí: Thực khí từ dạ dày và hệ tiêu hóa.

    • Tiên thiên:
        • Chân khí: Khí sinh ra tại Đan-điền

        • Ngũ hành khí: Khí Tiên thiên từ ngũ tạng

2. Khí công là gì?

Khí công ban đầu là phương pháp tập thở (luyện tập với khí hậu thiên), sau đó là quá trình luyện tập để làm chủ Khí (tiên thiên) trong cơ thể (Sau này khi nhắc đến Khí mặc định chúng ta hiểu là Khí tiên thiên).

Các phương pháp Khí công được phân loại theo:

    • Tâm thức: vô thức và ý thức.

    • Trạng thái luyện tập: động và tĩnh.

Từ đó kết hợp thành các phương pháp:

    • Động công ý thức.

    • Động công vô thức.

    • Tĩnh công ý thức (Tĩnh công hữu thức). – Đây là phương pháp chính được đề cập đến trong chương trình.

    • Tĩnh công vô thức.

3. Bàn về Khí Đạo

3.1. Đạo là gì?

Đạo nằm trong khái niệm Đông phương cổ mang tính trừu tượng cao, nhưng được phân chia một cách tương đối như sau:

       ·      Thiên Đạo: Đạo của Trời Đất tự nhiên – con người chỉ có thể nhận thức, không thể tác động thay đổi
·      Địa Đạo: Đạo của xã hội, loài người – nằm trong Thiên Đạo, mỗi cá nhân con người chỉ có thể tác động được một phần nhỏ
·      Nhân Đạo: Đạo của con người – nằm trong Thiên Đạo và Địa Đạo, mỗi cá nhân làm chủ và tác động được hoàn toàn.

Khi nhắc tới Đạo, ta ngầm hiểu là Nhân Đạo.

Đạo = Phương pháp (đúng) + con đường (phù hợp) để đạt được mục đích (Tốt)

Ví dụ:
Phật Đạo = Phương pháp Thiền + con đường Tu hành để đạt được mục đích Giải thoát như Phật

Nho Đạo = Phương pháp học tập thực hành Lễ, Nghĩa, Nhân, Trí, Tín + con đường Tu thân, tề gia để đạt được mục đích cuộc sống thái hòa, trọn vẹn

Thương Đạo = Phương pháp Hài hòa lợi ích + con đường Kinh doanh trung thực để đạt được mục đích Thịnh vượng và phát triển bền vững.

Con người cần có Đạo để xác định được mục đích, con đường và phương pháp để vững tâm đi trên đó.

3.2. Khí Đạo

Xác định được mục đích đúng và con đường phù hợp với việc sử dụng phương pháp Khí công. Chúng ta mặc định các Đạo nhắc tới trong chương trình đều sử dụng phương pháp là Khí công (Tĩnh khí công ý thức)

Ví dụ

Đạo dưỡng sinh = Phương pháp khí công + Con đường tập luyện tranh thủ lúc nhàn rỗi để đạt được mục đích chữa bệnh hoặc ổn định sức khỏe của mình

Y Đạo = Phương pháp khí công + Con đường nghiên cứu học luyện để đạt được mực đích tìm ra các phương thức điều trị, hỗ trợ được sức khỏe cho người khác

Đạo giải thoát = Phương pháp khí công + Con đường tu luyện toàn phần để đặt được mục tiêu giải thoát khỏi các vấn đề tác động lên cơ thể từ tự nhiên và xã hội và quản trị được hoàn toàn cuộc sống

Mục đích bao gồm nhiều mục tiêu để hướng dần đến đích. Mục đích của Đạo này có thể chỉ là mục tiêu của Đạo khác, Xác định được Đạo của chính mình là mục tiêu đầu tiên trong mỗi giai đoạn phát triển của con người.

II. Những điều cần biết khi mới bắt đầu

    • Tư thế luyện tập: Ban đầu không yêu cầu đặc biệt, miễn thoải mái là được. Lưng thẳng, miệng ngậm, mắt nhắm, cơ thể thư giãn, tay để ngửa.

    • Thời gian luyện tập: Buổi sáng, trưa, tối (không bắt buộc thời gian cố định lúc đầu).

    • Không gian luyện tập:: Yên tĩnh, sạch, không sáng/tối quá, không quá nóng/lạnh/gió/bí

    • Luyện với bài dẫn ghi âm: Nghe và quán tưởng trước khi luyện theo hướng dẫn. Tìm ra bài dẫn luyện phù hợp và duy trì trong một thời gian nhất định để giữ được trải nghiệm cảm giác phù hợp với cơ thể.
    • Trạng thái trước khi luyện tập: Nếu cơ thể ỳ trệ: vận động nhẹ. Nếu tâm trí phân tán: thư giãn trước, tránh kích thích mạnh.

Để lại một bình luận