Thiền luận Nhật Quang

Từ thời xuất hiện loài người (khi con người bắt đầu nhận biết, tìm hiểu và tác động vào thế giới để sinh tồn, rồi tiến hóa để làm chủ cuộc sống) con người đã phát hiện ra trạng thái thần kinh khác thường (chỉ trạng thái khác với trạng thái bình thường của cuộc sống hàng ngày (đời thực)).

Trạng thái này dẫn đến các ý niệm về tín ngưỡng – tôn giáo – tâm linh, đi vào các nhận biết khác thường (cảnh giới), dẫn đến quan niệm về Thiền và Thiền định (do tác biệt vùng miền dẫn đến quan niệm khác biệt tạo ra các đặc trưng văn minh khác nhau), thậm chí sinh ra các quan điểm có tính lịch sử trái ngược nhau (có tính giai đoạn lịch sử chính trị).

Tuy có nhiều nguồn gốc khác nhau, nhưng bản chất Thiền chỉ có một.

Ý niệm chỉ có một mà quan niệm lại thành nhiều
ý niệm –> quan niệm –> lý thuyết –> phương pháp –> kỹ thuật

Cho đến ngày nay thế giới phẳng hóa, chúng ta đang có thể tiến tới thống nhất quan niệm một cách khoa học hóa.

Thế giới đại đồng – Lão tử

Theo dòng phát triển của nhân loại, Thiền học cũng như mọi vấn đề càng ngày càng sáng tỏ và hoàn thiện hơn, tạo ra các Thiền học, Thiền pháp và Thiền thuật tốt hơn.

Cho đến ngày nay, Thiền định có các ý nghĩa như sau:

  1. Giúp cho người luyện kiểm soát tốt hơn thần kinh – tinh thần của mình.
  2. Giúp cho con người phát triển các giới hạn cao hơn cho năng lực tinh thần (vốn là mục tiêu trọng yếu cho tiến hóa của nhân loại (năng lực của con người dựa trên năng lực tinh thần) đưa con người tới các giới hạn mới của sức mạnh tinh thần).
  3. Giúp cho con người thoát khỏi chính mình, thâm nhập vào các không gian thay đổi dạng thức tồn tại vốn phụ thuộc vào thể xác.
Đạo giải thoát của Phật tổ

Con người có thể tiếp xúc với không gian làm chủ thông tin (năng lực khiến con người không còn lệ thuộc nữa). Con người trở nên trí huệ và minh triết bên cạnh chân lý Chân – Thiện – Mỹ khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa tốt đẹp hơn rất nhiều.

Việc tu luyện Thiền pháp trải qua quá trình:

  1. Phát triển năng lực ngũ quan để con người kiểm soát quan hệ với thế giới.
  2. Luyện Quán – Tưởng – Niệm để kiểm soát năng lực tư duy của chính mình.
  3. Luyện Quán âm pháp, Quán hình pháp, Quán niệm pháp để phát triển năng lực tinh thần.

Với các thuật tọa thiền, nhập định và chỉ quán bằng các định dạng Thái hư (coi mọi sự là ảo), Thanh hư (coi mọi sự từ Không) và Ngọc hư (coi mọi sự từ tồn tại giả định ban đầu) để vượt qua ảo giác, xác định thực giác tiến tới chân giác (nhận thức bản chất vấn đề).

Tháng 11, 2021

Nhật Quang Tử Hoàng Vũ Thăng

Để lại một bình luận