ĐẠO LUẬN NHẬT QUANG

Đạo cũng như các quan niệm cổ đầy tính ẩn dụ (cho nên Lão tử nói: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo”), cũng từ đó gây ra tình trạng phức tạp (của Tam giáo Cửu lưu).

Kiến thức ngày nay cần phải khoa học hóa một cách sáng tỏ

Về thực chất Đạo được chia làm ba phần: Đích (mục đích), Con đường đi đến đích và Phương pháp đi trên con đường để đảm bảo đạt được mục đích.

Đạo là một phần của triết học (hay triết học là một phần của Đạo cũng thế). Triết học được chia làm ba phần:

  • Bản thể luận (luận về bản chất của vấn đề).
  • Phương pháp luận (dùng phương pháp nào để nhận thức vấn đề), hiện tại việc lựa chọn phương pháp luận trở nên quan trọng.
  • Mục đích luận (Cứu cánh luận) xác định mục đích chính của vấn đề.

Con đường Đạo ngày xưa thường dẫn đến Tín ngưỡng – Tôn giáo – Tâm linh (những vấn đề mà con người chưa với tới được) – Khả giáo, bất khả tri. Rồi dẫn đến Đạo lý – Đạo đức – Luân lý một cách hữu tính ràng buộc con người ở đẳng cấp thấp.

Ngày nay con người phải hướng tới khoa học một cách vô tính trước khi lựa chọn mục đích sống một cách cụ thể hữu tính.

Cổ nhân cũng chia Đạo ra làm ba phần:

  • Thiên Đạo: Đạo của Trời Đất tự nhiên.
  • Địa Đạo: Đạo của xã hội, loài người.
  • Nhân Đạo: Đạo của con người.

Chúng ta chú trọng đến khoa học hay Đạo vô tính (toán học – vật lý học – sinh học) trước khi hữu tính trở thành Nhân học. Đạo phải có quá trình tu luyện (tu Tâm, luyện Thể) hay là phải có Đạo lý, Đạo pháp và Đạo thuật. Quá trình tu luyện Đạo cũng phải có luyện Thần (Thiền), luyện năng lượng (Khí) và luyện Thể.

Người xưa còn gọi là có môn pháp, được khai mở thậm chí có Thuốc

Có căn khí, chăm học luyện và sớm gặp Thầy

Dường như con đường tu Đạo đi tìm Phật, đi tìm mình lại phát hiện ra con người khác, cuộc sống khác và thế giới khác. Thậm chí thấy tồn tại song song cả quá khứ vị lai.

Thân sống giữa Hồng trần, mà Tâm lại ở nơi Bồng đảo

Phần lớn mọi người có sự phân chia Đạo và Đời, mà thực chất có ba thời kỳ định dạng:

  1. Đạo là đạo, Đời là đời khác biệt.
  2. Đạo và Đời phối hợp.
  3. Đạo và Đời đồng nhất.

Đi vào Đạo là để Đời tốt hơn, chứ không phải là từ bỏ Đời

Nhật Quang Tử Hoàng Vũ Thăng

Để lại một bình luận