Lý thuyết thông tin – Khoa học của người tu luyện

Ta sử dụng năng lượng chất lượng cao (theo quan điểm khí công) để cho các hoạt động não bộ và các hoạt động thần kinh (hệ thống thần kinh, suy nghĩ và tư duy của mình), để đảm bảo các hoạt động – ở đây là chất lượng duy thức, như chúng ta vẫn quan niệm, gọi là Linh khí : một sản phẩm khí được thăng hoa

Khi luyện khí công, thì cơ thể chúng ta ở trạng thái tự phục hồi, tự cân bằng và đặc biệt là tự thăng hoa.

Con đường duy thức chỉ ra rằng : hoạt động suy nghĩ là hoạt động chính của chúng ta hàng ngày, và trong suốt cuộc đời mình. Ta gọi là hoạt động duy thức, khi các hoạt động của chúng ta ở nhiều trạng thức khác nhau, chứ không chỉ đơn thuần là một trạng thái ý thức. Việc sử dụng năng lực thiền định đa trạng thái, để tổ hợp các trạng thức, giúp nâng cao năng lực thần kinh tinh thần, năng lực suy nghĩ – là năng lực chính của con người. Tất nhiên, chúng ta nhắm tới một năng lực thần kinh tinh thần có tính không gian, mà trước đây gọi là tính trời đất, thần thánh, chứ không phải năng lực thần kinh bình thường.

Chúng ta luyện tập, tu luyện để có linh khí. Tức là để có khí, sau đó chuyển hóa, nâng cấp, nâng cao cấp độ lên liên tục (bằng một cách tự động), và tạo nên một cơ chế tự động hóa thăng hoa, đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất của người tu luyện. Trong khi cuộc sống hiện tại của con người, rất hiếm khi có một sự thăng hoa về tinh thần, nhất là trong sự ràng buộc của cuộc sống, sự ràng buộc của chúng ta với thế giới xung quanh, thế giới tồn tại.

Sự thăng hoa của linh khí sẽ là cơ sở sự thăng hoa của tinh thần

Sự thăng hoa này là sự kết hợp giữa tự động và chủ động, giữa ý thức và siêu thức. Đây là một tổ hợp duy thức để nâng cao được năng lực, và có được sự thăng hoa thần kinh. Giống như chúng ta vẫn nói là : phân thức để hợp thức ; mà thực ra là luôn luôn tạo ra một quá trình tổ hợp song song giữa phân thức và hợp thức.

Việc định hướng phân thức vào ý thức giúp con người nhận biết được tốt hơn – ý thức giúp chúng ta nhận biết tốt hơn trên cơ sở siêu thức. Một điều cần thiết nhưng khá khó là : đưa vào trạng thái siêu thức, rồi quay lại ý thức để làm chủ, điều khiển, và quản trị chính xác hơn. Ở đây chúng ta đang nói về chất lượng duy thức, là giai đoạn ban đầu để xác định và chuẩn xác hơn các trạng thái ý thức – một trong các mục tiêu lớn của chúng ta (khi đến con đường duy thức thì vấn đề sẽ khác hơn một chút).

Siêu thức là ý thức của trời đất – không gian, còn ý thức là siêu thức của cá nhân con người

Vẫn phải có ý thức cá nhân của mình, để các hoạt động ý thức, tư duy của chúng ta có tính kiểm soát và tính tự chủ. Có kiểm soát về ý thức thì khả năng tự chủ của chúng ta mới cao. Khẳng định được vị thế tự chủ, năng lực quản trị. Trong quan điểm ngày xưa : chúng ta thay mặt trời đất, thế thiên hành đạo. Dường như các suy nghĩ lời nói của chúng ta được nói ra từ miệng của mình, từ suy nghĩ của mình nhưng lại có nguồn gốc từ Trời đất. Muốn như vậy, chất lượng duy thức của chúng ta cần có độ thăng hoa thật cao. Lúc đó, sẽ có sự tương tác không gian (hay còn gọi là khả năng giao tiếp với thần thánh), thông qua tương tác năng lượng, trở thành tương tác thông tin (giao tiếp thống tin). Thậm chí, có nhiều người không phân biệt được những điều mình nghĩ ra, những điều nói ra, dường như không phải từ chính mình, mà là từ đâu đó, từ trời đất hay thần thánh. Đây là hiện tượng khá phổ biến khi chúng ta đi vào con đường Thiền định – và tất nhiên chúng ta đang chủ trương đi vào con đường Thiền định có khí công.

Dùng năng lực, phương pháp, kĩ thuật khí công để đi vào, khẳng định thế tự chủ và đảm bảo khả năng quản trị trạng thái Thiền định.

Điều này cần phải qua một trải nghiệm tâm linh – là trải nghiệm rất quan trọng và cần thiết, nhưng chúng ta vẫn đang đi dò tìm để thành con đường duy thức. Thành ra, con đường duy thức trước mắt là đảm bảo việc quản trị và cung cấp linh khí cho trạng thức, cho hoạt động thần kinh của mình. Chúng ta cần tạo thói quen (cơ chế tự động được xác lập bởi việc hình thành các thói quen), và đòi hỏi các nguyên lý nguyên tắc cho nó. Từ đó thành lập các cơ chế, các phác đồ, các quy trình, hay là tạo ra con đường duy thức. Do tính chất phức tạp của ý thức, cũng là khó khăn của con đường duy thức, nên không chỉ có một mà là có vài phác đồ để có trạng thái duy thức, là cơ sở cho tư duy của chúng ta, thì chúng ta mới có thể có tư duy chính xác.

Làm thế nào để có trạng thái như Phật nói, hay Chúa nói ở trong đầu chúng ta, sau đó chúng ta nói ra ? Thật ra là Phật nói hay ta nói, trong thâm tâm chúng ta nói, cũng không cần phân biệt rõ, bởi thực chất là tiếng nói của chính mình, tiếng nói trong tâm thức của mình khi ở trong một trạng thái duy thức tốt.

Nếu không có tu hành thì các trạng thái này giống như là trạng thái Thăng hoa thiền định, trạng thái mạc khải của nhà Chúa, trạng thái Đại định của nhà phật, và với người bình thường thì trạng thái này tới một cách thỉnh thoảng, hiếm hoi, không thật rõ ràng, và không chuẩn xác.

Chúng ta tu luyện để trạng thái này được chuẩn xác hơn. Nhưng nếu không cẩn thận thì sẽ thành trạng thái nói mò. Giống như trường hợp một số người, tự nhiên nói linh tinh không suy nghĩ thì lại thành nói đúng, còn khi cố tình suy nghĩ để nói thì nói lại sai và nói bậy – Tại sao lại như vậy ? Đó là trạng thái duy thức vô thức, không kiểm soát được (cần hội tụ khá nhiều điều kiện khác nhau để đạt được trạng thái đúng). Việc luyện tập của chúng ta, việc trải nghiệm dùng một số nguyên lý, nguyên tắc để xác định được các trạng thái này, tất nhiên cần thông qua con đường tâm linh để tạo ra con đường duy thức (yêu cầu học thêm các một số các phác đồ, các cách thức, một số pháp – thuật để hỗ trợ).

Bình thường, chúng ta sẽ bơi một cách mông lung trong các trải nghiệm không xác định, nhất là các trải nghiệm này đòi hỏi chúng ta cần phải có các ý niệm rõ ràng hơn về tâm linh – một vấn đề cũng đang là vấn đề quan trọng. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần có « tư duy, ý thức, quan niệm vô tính – loại bỏ các tính hữu tính ». Ví dụ : nếu xây dựng các quan niệm tâm linh dựa trên các quan niệm tôn giáo, thì là điều rất khó khăn. Khi các quan niệm này mang tính lịch sử, tính nhất thời. Các câu chuyện cổ xưa trong sách nhà Chúa, nhà Phật cổ, đều là các câu chuyện kể và có tính ẩn dụ, chứ không như các sách vở khoa học bây giờ. Các ý nghĩa của sách nhà Chúa, nhà Phật nằm ẩn dụ sau kinh sách chứ không thể hiện rõ ràng ra bằng chữ, bằng nghĩa… Do đó, cần một quá trình ngộ thức, đốn ngộ – mà quá trình này, thông thường là rất dài.

Để chuẩn xác hơn và rút ngắn quá trình, chúng ta cần có Đạo, cần xây dựng được một con đường, một nghệ thuật, một phương pháp duy thức để xác lập.

Như bài trước, chúng ta đã nói về các mô hình duy thức, với các tiên đề – nguyên lý – nguyên tắc, để vô tính hóa – gạt bỏ sự hữu tính, mà không thể căn cứ bằng các thuyết giáo. Ý thức nói chung và kiến thức của chúng ta nói riêng vẫn bị ảnh hưởng bới các thuyết giáo lằng nhằng. Đọc kinh Phật, mà không tìm ra các tiên đề, nguyên lý, nguyên tắc thì toàn luận bậy, hữu tính, khi đưa ra những câu, những từ, những ý, những nghĩa không cần thiết. Qua các giai đoạn lịch sử, các văn hóa vùng miền, các ngôn từ không chuẩn hóa và các ý nghĩa không còn chính xác (cùng là vấn đề tâm linh, nhưng nói theo quan điểm nhà Phật khác, nhà Chúa khác, nhà Thánh khác, quan niệm vùng miền quốc gia cũng khác…).

Chúng ta cần vượt qua các sự khác biệt để tìm được cái gốc, có ý nghĩa giống như là : Hãy nhìn đằng sau ông Chúa và ông Phật, tìm ra các điểm chung nhất, và tìm hiểu bản chất, căn cứ vào « Cái bên trong hay đằng sau ».  Đây là tiên đề – nguyên lý và nguyên tắc, chứ không phải căn cứ vào hình thức, căn cứ vào ngôn từ, căn cứ dáng vẻ bề ngoài, căn cứ ngôn từ trau chuốt, các bài thuyết giáo lê thê, đều là không có ý nghĩa. Phải đi tìm cái bản chất, cái chung nhất đằng sau. Tìm ra tiên đề là gì ? Nguyên lý là gì ? Nguyên tắc là gì ?

Cần tìm và hiểu ra được bản chất của vấn đề ; do bản chất chỉ có một mà biểu hiện quá phức tạp. Con người thì thường hay phức tạp hóa vấn đề, mà càng phức tạp thì càng không hiểu được.

Chúng ta đang nói về vấn đề chất lượng duy thức. Đầu tiên là chất lượng năng lượng, sau đó nâng cấp lên chất lượng thông tin, rồi tới chất lượng thần kinh. Phần chính của vấn đề duy thức nằm ở quá trình thông tin hóa. Bản chất của hoạt động thần kinh : khi chúng ta nâng được chất lượng linh hóa thần kinh, thì thần kinh của chúng ta mới đảm bảo bảo được chất lượng thông tin.

Do đó, chúng ta cần đảm bảo có được linh khí, cần ánh sáng hóa, thậm chí không gian hóa, linh hóa nó để trở thành một thứ gọi là linh quang – do bản chất thần kinh hoạt động ở chế độ thông tin là ở chế độ ánh sáng. Khi chúng ta kích thích vào hệ thống thần kinh, thì sẽ phát ra các loại ánh sáng khác nhau ; và nếu ánh sáng này trong điều kiện khí hóa tốt, ánh sáng hóa tốt, không gian hóa tốt thì sẽ trở thành một loại ánh sáng thông tin.

Quá trinh Khí hóa – Ánh sáng hóa – Không gian hóa, để tạo cơ sở cho quá trình linh hóa – bằng hình thức đưa ra một thông tin nền, thông tin cốt lõi, rồi mới tính hóa để đưa ra một thông tin đầy đủ.

Vấn đề đặt ra trong Khí công là phải xử lý chất lượng nền, không giống như thiền định là sử dụng quá trình tính hóa nhiều hơn (không đúng). Tất nhiên do bản chất của thiền định là dựa trên cơ chế vô thức, với hi vọng cơ chế vô thức giúp dễ linh hóa, dễ tính hóa hơn, nhưng linh hóa thì ít còn tính hóa thì nhiều nên thông tin sẽ không chuẩn do không có thông tin nền, chất lượng nền.

Ví dụ : thỉnh thoảng chúng ta có trải nghiệm khí hóa – ánh sáng hóa – không gian hóa – linh hóa- tính hóa, thăng hoa cho tốt, rồi mới duy nghĩ, thì vấn đề sẽ khác, kết quả của tư duy, suy nghĩ sẽ khác. Không gian hóa được gọi là quan trọng, khi không gian nó đảm bảo được khả năng tương tác của chúng ta. Hiện nay, việc tương tác không gian của chúng ta là rất kém.

Bản chất của thông tin hơi ngược so với bản chất của năng lượng. Đa phần chúng ta đang loanh quanh ở phần thực, đôi lúc ra khỏi phần thanh một chút, đôi lúc có một tia, khoảnh khắc, phút giây rất hiếm, rất ngắn vọt lên, nên rất khó hội tụ đầy đủ thông tin để chúng ta có thể nắm được chuẩn xác và đầy đủ.

Vấn đề này, chúng ta dùng tu luyện khí công để tạo ra và giữ gìn khoảnh khắc này bằng cách dùng định lực tinh thần, định lực thần kinh. Chất lượng của duy thức phụ thuộc chất lượng thông tin, chất lượng thông tin lại phụ thuộc chất lượng năng lượng. Giống như lý thuyết về các lượng tử suy nghĩ, lượng tử thần kinh – các mension. Khi chúng ta tư duy, suy nghĩ, ở các trạng thức khác nhau thì trong đầu óc và não bộ chúng ta phát ra các lượng tử thần kinh, các mension này. Các lượng tử này phát xạ ra ngoài không gian theo lý thuyết vật lý, và có một trạng thái tổ hợp không gian thông tin.

Trong khí công chia ra thành:

  • Không gian thông tin bình thường: Được khí công chuyển thành thông tin nền.
  • Không gian tâm thức: thông tin bắt đầu tính hóa – chúng ta phải tính hóa để tạo ra các thông tin cơ bản, tránh sự tạp hóa của thông tin.
  • Không gian Trí huệ

Ví dụ: khi chúng ta nghĩ về con người, chúng ta bắt đầu có một thói quen trong khoa học và trong hiện tại là nên nghĩ gì về con người? Chúng ta vẫn dùng các phương pháp khoa học là đưa ra các tiêu chí các thông số chung về con người và suy nghĩ về một người nào đó theo các thông số đó. Giống như các nhà ngoại cảmhay đồng cốt – theo các văn hóa tín ngưỡng, thậm chí phân loại ra cái gọi là mô thức, hay là phân loại ra cái mô hình duy thức của các nhà ngoại cảm, những con đồng…mỗi người nói theo một kiểu nhất định của họ, nói vấn đề khác là bắt đầu không chính xác, phản ứng ban đầu mang tính chất đồng dí- phản ứng tự nhiên theo mô thức, mô hình riêng cho lĩnh vực vấn đề chuyên biệt của mình. Do quá trình phát triển, bản thân các con đồng theo tín ngưỡng phân hoạch và làm theo vấn đề được nhân gian hóa, dân gian hóa, chứ không phân thức theo khoa học hóa.

Phân bậc không gian thông tin và thần kinh có lõi là thực, dựa trên cơ sở nguyên tắc ánh sáng từ trong ra bên ngoài mới có tính linh, có tính thông tin, từ đó mới có tính trí huệ. Việc phân chia như này để chúng ta tạm hiểu như vậy thôi, còn việc phân chia không gian chỉ có tính tương đối.

Khi chúng ta càng thoát ra khỏi cơ thể của mình thì tính linh mới càng cao.

Khi vẫn trong cơ thể thì còn phụ thuộc cấu tạo, trạng thái sức khỏe, khí hậu thời tiết, phong thủy…rất nhiều những điều lệ thuộc khiến chúng ta bị tù túng trong cái ở bên trong. Cần phải thoát ra được, càng thoát ra được các ràng buộc thì chất lượng thông tin càng cao

Đây là lý do tại sao nếu chúng ta không gian hóa tốt, rồi chúng ta mới bắt đầu suy nghĩ. Chuyển trạng thái sang trạng thái linh hóa rồi tính hóa, lúc đó bắt đầu các hoạt động thông tin, các hoạt động suy nghĩ, các hoạt động thần kinh thì mới bắt đầu mới có chất lượng cao.

Thoát ra khỏi tính cá nhân, rồi thoát ra khỏi tính tập thể (có thể hiểu là tính chung cư, những người xung quanh, tạo ra rào cản cho suy nghĩ của mình), khi thoát ra rồi mới tới được tính không gian.

Sự phân chia Thiên (Không gian) – Địa (Tập thể, xã hội) –Nhân (Cá nhân): Thông tin nền trong cơ thể (Nhân), khi ra ngoài xã hội, tập thể (Địa) sẽ thành tâm thức (có tính xã hội), vượt qua được mới tới tầng trí huệ (không gian)

Tất nhiên, lý thuyết thông tin còn nhiều vấn đề. Chẳng hạn sự tương tác thông tin tạo ra một cái phản ứng feedback, phản ứng ngược (tương tác năng lượng cũng có hiện tượng này), các tương tác đều có phản ứng ngược nhưng trong lý thuyết thông tin thì gọi là phản ứng feedback, phản ứng trả lại, phản ứng hồi lại. Chính phản xạ hồi lại này tạo ra tính thông tin, và tương tác lúc này ở tầm mức giúp cho chúng ta nhận biết được đối tượng. Đây chính là một lý luận khí công, khi chúng ta muốn nhận biết một đối tượng một cách thực tế (chứ phần lớn hiện nay chúng ta phân tích và nhận biết bằng suy nghĩ của mình là không đúng. Suy nghĩ của mình là sử dụng sau cùng, trước tiên cần phải xâm nhập, thông tin phải có các phản xạ hồi lại, và các phản xạ hồi lại này  tập hợp thành các ánh xạ thông tin), các phản xạ ngược lại tập hợp thành ánh xạ thông tin, các ánh xạ thông tin này tập hợp theo các mô hình khác nhau tạo ra chủ thể thông tin, chúng ta cần tập hợp xác định đc tập hợp này là tập hợp về vấn đề gì, để tạo ra chủ thể thông tin một cách chính xác và đầy đủ.

Theo quan niện khoa học, thì các ánh xạ thông tin này là các ánh xạ vô hình và không có khả năng tồn tại, thậm chí theo quan niệm khoa học, các lượng tử của các chủ thể thông tin này tồn tại không được lâu. Nhưng cũng có những ý kiến trái ngược, cho rằng các ánh xạ thông tin này tồn tại lâu hơn các tương tác năng lượng và tương tác thực thể – tương tác vật chất, và từ đó tiến tới giải thích được sự tồn tại của linh hồn; và giải thích việc khi thể xác, vật chất ở trong thời điểm nào đó biến mất, nhưng tồn tại thông tin vẫn còn tồn tại một thời gian. Thậm chí với chất lượng thông tin, chất lượng linh hóa cao, có thể tồn tại theo sự phân bậc, phân loại của các loại hình thông tin trong cơ thể của con người. Chúng ta quy về tồn tại thông tin (như con người vô hình, linh hồn), để chúng ta loại bỏ được tính phức tạo của thông tin, và tìm hiểu cơ chế của các hiện tượng tâm linh, thế giới tâm linh. Rõ ràng, việc giải thích cơ chế tâm linh bằng khoa học vô hình là khả dĩ hơn cả.

Cần một quá trình quản trị không gian hóa để phân loại và quản trị thông tin

Trong quản trị thông tin đưa ra một bước chuyển hóa cấu trúc quản trị năng lượng, tiến lên quản trị cấu hình thông tin (cấu hình tư tưởng dựa trên cơ sở của cấu hình tư duy, suy nghĩ). Đôi khi, suy nghĩ của chúng ta cũng tạo nên một chủ thể thông tin. Truyện kể rằng, trên thực tế có rất nhiều nhân vật huyền thoại không có thật, nhưng trong không gian tâm linh thì lại có. Tại sao lại có hiện tượng khi chúng ta đi vào không gian tâm thức, lại có sự xuất hiện của Đường Tăng và Tôn ngộ không (Đường tăng thì có một chút tính thực chứ Tôn Ngộ không thì hoàn toàn không có tính thực nào cả), mà chúng ta vẫn có thể tiếp xúc, tương tác và giao tiếp được (Đây là ở trong không gian tâm thức, chứ không gian trí huệ cao hơn thì không có). Đây là các trải nghiệm tâm thức trong tâm linh mà chúng ta phải vượt qua, là sản phẩm của tập thể, sản phẩm của xã hội, của nhiều người (đa phần cấu trúc tâm linh hiện nay mọi người đang tương tác là sản phẩm của xã hội, chứ không phải là sản phẩm của trí huệ không gian). Ví dụ, chúng ta tìm hiểu về Phật ở dạng nền khác, tâm thức khác, trí huệ lại khác. Đòi hỏi cần tìm hiểu thông tin ở tầm mức trí huệ mới đúng, chứ không phải tìm hiểu Phật hình hài thế nào, ăn mặc thế nào, đi đứng dáng vẻ ra sao… đây là những thông tin bên ngoài, chúng ta phải nền hóa các thông tin này. Tâm thức là cơ bản những suy nghĩ, những triêt lý; còn Trí huệ là những tư tưởng, cốt lõi của Đức phật đưa ra. Phật là một hình thức được đối tượng hóa, thực thể hóa để chúng ta tìm hiểu. Chúng ta sẽ được tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết thông tin (thông tin, tâm thức, trí huệ), lý thuyết không gian và khôn gian thông tin, nên phân chia những tồn tại trong thế giới tâm linh này như thế nào theo lý thuyết thông tin, để chúng ta có thông tin chuẩn, rồi các vấn đề linh hóa, tính hóa… Nếu không đảm bảo linh hóa thì tính hóa sẽ rất lộn xộn. Như quan điểm trước kia:

Họa hổ, họa bì nan họa cốt

Tri nhân, tri diện bất tri tâm.

Đó là quan điểm ngày xưa, còn hiện giờ chúng ta học khí công, chúng ta có thể làm được :

Họa hổ, họa bì, phải họa cốt

Tri nhân, trị diện, phải tri tâm.

Phải tri được Tâm, những gì ta đang nói đến là tâm – thông tin, tâm thức, duy thức, phải nắm được suy nghĩ, cái thể thông tin của đối tượng, nếu không thì không giải quyết được vấn đề, chỉ là đuổi hình bắt bóng, không có ý nghĩa gì cả.

Lý thuyết thông tin là một lý thuyết khá quan trọng , là một lý thuyết mà chúng ta cần nắm được (lý thuyết năng lượng, lý thuyết thông tin, kèm theo các lý thuyết thần kinh và các lý thuyết về duy thức là các lý thuyết chúng ta cần có để đảm bảo tính thông tin hóa), từ việc thăng hoa khí lên ánh sáng, một quá trình quản trị khí hóa – ánh sáng hóa  – không gian hóa, đảm bảo việc làm nền tảng cho quá trình linh hóa – tính hóa, là hai động thái giúp cho quá trình Duy thức được tốt hơn.

Để lại một bình luận