
Trước đây, chúng ta có quá trình luyện tập tác động vào ý thức, tác động vào giới hạn ý thức, lấy cơ sở từ rung động âm thanh, thông qua việc sử dụng các bản nhạc (có lúc dùng 1 bản nhạc – để có các dao động tạo ra sự rung động, xung động, từ đó tạo ra sự rung lắc của thần kinh, bản chất là có tác động vào trạng thái tiền đình, các hoạt động tiền đình và tác động vào trạng thái ý thức), để tạo ra thói quen có lợi. Đôi lúc, thay đổi bản nhạc có tính bất thường, để tạo sự khác biệt, tạo ra sự đột biến.
Nguyên tắc thần kinh, phản xạ thần kinh có hai khuynh hướng:
– Quá trình tĩnh hóa: lặp đi lặp lại để tạo một thói quen có lợi (cần một hệ thống đánh giá Đạo học để đánh giá thế nào là có lợi)
– Quá trình động hóa (thay đổi, biến đổi): Tạo sự bất thường, gây ra đột biến
Cần phối kết hợp 2 nguyên tắc này để đạt hiệu quả (không thể chỉ giữ một thói quen, sẽ tạo nên hiện tượng trơ thần kinh). Cần phải có nguyên lý, nguyên tắc tạo ra một nghệ thuật cho sự phối hợp này: Không có thói quen cũng không được mà không có sự đột biến cũng không được. Khi biến động quá dữ dội thì cần sử dụng tĩnh hóa; khi có hiện tượng trơ, không có sự biến đổi, thay đổi, nâng cấp thì cần dùng phương pháp động hóa. Từ đó cần tìm sự rung động, dao động, đặc biệt là sự dao động có tính quy luật, tạo ra dao động kiểm soát được
Cần đi tìm dao động gốc (nguyên thủy) trong cơ chế hoạt động thần kinh của con người. Mục đích của cách thức này là tìm ra được giới hạn thần kinh (chạm vào điểm giới hạn cho phép để thay đổi giới hạn thần kinh) |
Cuộc sống tu luyện, con người tu hành cần phải liên tục đi tìm giới hạn, thay đổi và nâng cấp trong từng thời điểm để thay đổi cơ sở tư duy, mô hình tư duy; từ thay đổi cách nghĩ tới thay đổi cách làm. Và quan trọng hơn cả, là nâng cấp nhân cách con người, khi mà điều nguy hiểm nhất hiện nay là những tác động cuộc sống làm hạ cấp nhân cách con người. Những người tu luyện theo phương pháp TKCYT, những con người thời đại mới cần hiểu là chúng ta phải luôn luôn không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cấp tư cách đạo đức, thay đổi tư duy để áp dụng các mô hình tư duy mới, nâng cao năng lực của bản thân lên. Nếu không làm được những điều này thì mọi thứ dường như không còn có ý nghĩa, bắt đầu từ việc cuộc sống bớt dần màu, bớt dần sắc, con người bớt dần ý chí tiến thủ, rồi kém dần, tha hóa, hạ cấp dần theo dòng đời – Thật là không đáng.
Cần phải liên tục thay đổi tư duy, chúng ta học duy thức học để thay đổi tư duy, nhưng bên cạnh đó là nhiệm vụ luôn luôn nâng cấp nhân cách, nâng cấp tư tưởng, đạo đức, và Đạo ở trong con người của mình lên. |
Quay trở lại, chúng ta đang xây dựng hiệu ứng rung động, các hiệu ứng gọi là hiệu ứng sinh lý thần kinh. Khi hiệu ứng thần kinh ở một dao động quản trị nhất định sẽ tạo ra hiệu ứng sinh lý, gọi là hiệu ứng thật (lúc này, cơ thể thoát khỏi sự tù túng, giải thoát đầu óc của chính mình – chính là đạo giải thoát của đức Phật), tạo ra một nhịp điệu, từ nhịp điệu này chúng ta dựa vào đó để quản trị, để thay đổi trạng thức thần kinh của mình, đi tìm các biên giới, tìm ra các giới hạn thần kinh:
– Giới hạn dưới: giới hạn cơ bản gọi là giới hạn tĩnh
– Giới hạn trên: cận trên được gọi là giới hạn động. Giới hạn do “sự biến đổi mà không thay đổi.”
Chúng ta rất cần sự biến đổi thần kinh, nhưng không được để sự biến đổi này làm thay đổi thần kinh, thay đổi tác động về bản chất thần kinh ở trong cơ thể con người.
Chỉ cho phép hoạt động thần kinh, tư tưởng, tư duy hoạt động được dao động trong giới hạn từ cận dưới lên cận trên. Nếu không xác định được giới hạn này, con người sẽ không thể kiểm soát được các hoạt động thần kinh của mình |
Nguyên tắc giới hạn thần kinh:
– Hoạt động thần kinh trong giới hạn cận dưới – cận trên
– Giữ cận dưới, đẩy cận trên.
– Giới hạn cận trên – dưới, phải – trái, trong một đơn vị giới hạn, giới hạn để giữ được trạng thái kiểm soát được thần kinh.
Đa phần chúng ta thường mất kiểm soát thần kinh, mất định vị cuộc sống, không xác định được đúng sai phải trái, đâu là hạnh phúc, đâu là giới hạn cho cuộc sống, đâu là giới hạn cho sự tiến bộ của mình… Con người xét về mặt tu hành có một ý nghĩa là đi tìm giới hạn và giữ được giới hạn cận dưới, khi giữ được cận dưới thì đẩy cận trên lên, sau khi đẩy cận trên lên lại có hiện tượng kéo cận dưới…luôn luôn phối hợp nhau trong tình trạng có kiểm soát – giống như trạng thái giữ được cân bằng.
Chúng ta đang nghiên cứu về Duy thức học, cũng là có nghiên cứu về năng lực kiểm soát thần kinh của con người. Từ đó cũng nhận ra một điểm yếu của đa phần chúng ta là bị mất kiểm soát thần kinh. |
Cần kiểm soát thần kinh qua các giới hạn của nó, thay đổi mô hình tư duy, nâng cấp nhân cách, và tư cách đạo đức. Trong Đạo giáo hay tôn giáo, cho phép sử dụng cái gọi là ngoại nhân cách để nâng cấp nội nhân cách (như là tưởng tượng mình là thánh, là chúa để làm một việc nào đó với mục đích nào đó), nhưng đa phần là làm không đúng nguyên tắc, do không có giới hạn để xác định giá trị thực, thì sẽ rơi vào các trạng thái ảo giác, đánh mất mình, loanh quanh như con ếch ngồi đáy giếng, vướng vào những sự việc không thoát ra được, tự đánh mất giá trị cuộc sống, giá trị cho chính bản thân mình, quả thật uổng phí cuộc đời của một con người.
Sự thay đổi là không đánh mất mình, hay sự thay đổi là để nhìn rõ mình hơn. |
Trở lại với phương pháp, thời gian gần đây, chúng ta đang dựa trên cơ sở tạo ra dao động thần kinh để kiểm soát các giới hạn của ý thức, một trong các nhiệm vụ quan trọng. Từ đó, chúng ra đưa ra một vấn đề là tạo các dao động có tính chất chu kì, có tần số để quy chuẩn, và mượn quy luật để kiểm soát. Dần dần chúng ta sẽ tìm ra một mức dao động, một mức tần số cho phép chúng ta có thể phân thức.
Khi cuộc cách mạng 6G thành công, đồng nghĩa đa phần con người sẽ mất kiểm soát thần kinh tinh thần nếu không có Đạo, có Pháp, có năng lực, có cách thức… phụ thuộc vào sự tu luyện của chúng ta để đảm bảo được sự tự do ý thức của chính mình. |
Chúng ta đã và đang luyện tập các dao động sau một thời gian tạo ra sự rung lắc chủ động (theo trận pháp, theo cấu trúc…), để giữ được cấu hình tư tưởng, chủ động tìm ra các giới hạn ý thức, quy chuẩn ý thức (theo các tiêu chí Đạo học), tạo ra các miền phân thức. Hiện tượng đầu tiên tương tự như trạng thái thiền định, tức là chúng ta có sự giải phóng các ức chế thần kinh để tạo ra sự hưng phấn thần kinh.
Có một hiện tượng giống như: mỗi suy nghĩ nằm ở các miền dao động khác nhau, khi tìm ra được miền duy thức nào đó làm cho các suy nghĩ của chúng ta trở nên sáng rõ, ta có thể chủ động tạo ra các lối ra cho các suy nghĩ, tư tưởng của mình, các suy nghĩ trở nên minh triết hơn. Việc này càng ngày càng trở nên khó với nhân loại khi xã hội đang phát triển theo hướng có sự phân hóa thanh thực, làm con người không chỉ không tiến hóa lên mà còn bị mất kiểm soát.
Câu chuyện ngày xưa số người đắc Đạo đã hiếm, đến nay còn hiếm hơn, do các tiêu chuẩn đắc Đạo, các chuẩn mực đắc Đạo càng ngày càng cao hơn, càng khó hơn. Do dải tần phân chia nhân loại xưa (thấp, ngắn) và nay có sự cách biệt khủng khiếp.
Cuộc sống làm con người khó như vậy, nhưng vẫn phải làm, vẫn phải sống, và phải sống khỏe, sống tốt. Đó chính là tiêu chí và mục đích của chúng ta. |
Về mặt khoa học, có thể xác định được các tần số dao động có tính quy luật bằng máy móc là hoàn toàn được, nhưng chúng ta cần tự cảm và tự xác định (tự tu) để tự kiểm soát, tự quản trị các trạng thái thần kinh, trạng thái cơ thể của mình, tránh phụ thuộc vào máy móc như nội dung chú ý về cách mạng 6G nêu bên trên.
Điều này cần có sự phối hợp giữa các trạng thức, ở đây đưa ra sự kết hợp giữa vô thức và ý thức, giữa chiêm và đoán. Sự rung lắc theo tần suất, mà tần suất này được chỉ ra cũng không được, việc sử dụng các ngoại tác nhân cũng không được, mà cần chuyển sang các nội tác nhân, đặc biệt là bí thuật nội âm là kĩ thuật cao nhất để kiểm soát ý thức (là đỉnh cao của quán âm pháp) – Sẽ được học về sau (rất lâu nữa). Trước mắt, chúng ta cần tìm một dao động rung lắc, tự cảm bằng ý thức- thần thức của mình, và bắt đầu chúng ta cần sử dụng một khoa học hay thực ra là một nghệ thuật về ý niệm.
Để tồn tại thì tất cả năng lực của chúng ta phải nâng lên thành nghệ thuật |
Nghệ thuật sống, nghệ thuật nói, nghệ thuật ăn, nghệ thuật giao tiếp…tất cả đều cần là nghệ thuật. Với năng lực hiện tại thì con người chỉ có thể sử dụng miền ý niệm, chưa thể sử dụng miền quan niệm. Năng lực tư duy của chúng ta phải khủng khiếp như thế nào mới có thể sử dụng quan niệm được? Nên buộc phải dùng ý niệm, buộc phải dùng các mô hình duy thức, buộc phải dùng các nguyên lý nguyên tắc về duy thức, dùng các giới hạn ý niệm Đạo học mới được.
Một tiêu chuẩn vật lý mà chúng ta có thể thực hiện được: Thoát khỏi sự lệ thuộc máy móc, sự lệ thuộc vào con người và các hiện tượng xung quanh là con đường duy nhất của con người để có hi vọng tồn tại |
Con đường Đạo học, cuộc sống có Đạo làm cho mình tốt và những người xung quanh tốt lên, là con đường duy nhất để có thể tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc sống. |
Trong luyện tập, nhiều người xuất hiện hiện tượng rung lắc mất kiểm soát, điều này là do sự mất đồng bộ thực – thanh – linh, mất đồng bộ trạng thái thần kinh bên trong. Do cấu trúc thần kinh, cấu tạo hệ thống thần kinh bên trong không đồng bộ, dẫn tới các tư tưởng suy nghĩ không rõ ràng, không bình thường gây ra.
Tìm được dao động chủ động là hành trình tự tìm kiếm của chính mỗi người. |
Giai đoạn hiện nay có sự thay đổi rất lớn về tâm linh khiến cho số lượng người bị đẩy ra khỏi vòng quay tiến hóa nhân loại là rất lớn. Chúng ta cần bình tĩnh để giữ mình, tìm được con đường tiến hóa, tìm được dao động chủ động, tìm được con đường phân thức các trạng thức thần kinh của mình. Khi có một vài nguyên tắc không cần quá phức tạp, áp dụng trong một thời gian nhất định, chúng ta có thể tự phân thức và có thể tự động hiểu ra được nhiều vấn đề, có lẽ đây là con đường nhiều người nên đi. Còn con đường Duy thức học thì có vẻ cao cấp và khó khăn hơn, nhưng là con đường có thể đưa đến những tầm cao mới, và con người đến được tới đó mới xứng đáng là Con Người.