Chúng ta đã có thời gian thực tế trải nghiệm sau một thời gian tương đối học và luyện khí công. Bây giờ, ta sẽ đặt ngược lại vấn đề, rằng chúng ta học khí công như thế nào? Chúng ta cần hiểu thêm gì? Cần hiểu rõ gì? Biết mình thiếu gì? Để thời gian tới, chúng ta có thể tập luyện hiệu quả hơn.
Điều đầu tiên, chúng ta đang theo học luyện một phương pháp gọi là Tĩnh khí công ý thức, được giải thích đơn giản rằng : ở trong trạng thái tĩnh, dùng ý thức của mình để điều khiển được khí (còn được gọi là năng lượng), theo một trình tự có mục đích được gọi là « công », trong trạng thái tĩnh – tĩnh công, tọa thiền (có bản chất thiền học – phương pháp thiền định).
Thiền học được giải thích là : con người ở trong trạng thái cố gắng tĩnh, tránh các kích thích từ bên ngoài, để tập trung vào các hiện tượng thần kinh, sau đó mới đưa ra vấn đề định hướng vào bên trong (suy nghĩ bên trong, hay chính xác hơn là đi vào các trạng thái khác nhau của trạng thái thần kinh). Thực tế là để thư giãn, thả lỏng, tránh các kích thích nội – ngoại cảnh, và theo dõi được các trạng thái thần kinh (kết quả là đạt tới trạng thái thiền định, đại định, hư tĩnh…).
Khi càng đi sâu vào thiền định thì khả năng của con người càng được bộc lộ rõ ràng |
Các hoạt động của não bộ nói riêng và của cơ thể nói chung, thông thường chỉ là hoạt động vỏ bề ngoài, ở các tầng sâu hay bị kết, bị đọng… Ví dụ, các hoạt động của não thường nằm ở vỏ não, tiểu não, đại não (bắt đầu từ ngũ quan, các cảm giác dưới da…), không thể kích thích vào sâu bên trong não bộ (hạch tùng – não thất). Khi tọa thiền tốt, tĩnh tốt thì chúng ta có thể khai thác theo một định hướng từ trong ra, từ trong sâu thẳm các cấu trúc thần kinh tinh thần của con người.
Trong Thiền học, có thiên hướng làm sao để đưa vào trạng thái vô thức, thậm chí các nhà thiền học cho rằng các trạng thái ý thức tạo ra các ức chế các hoạt động thần kinh của chúng ta. Tuy nhiên trong khoa học, có thống nhất rằng : dường như con người cần tiến hóa thêm vài giai đoạn nữa, để đạt tới mức độ hoàn thiện hơn, mới thực sự trở thành Con người.
Quá trình tu luyện về bản chất là quá trình thúc đẩy quá trình tiến hóa của con người. Tiến hóa cơ thể nói chung và tiến hóa thần kinh nói riêng, đặc biệt tập trung vào sự tiến hóa thần kinh tinh thần. |
Và thực tế cũng cho thấy, những trạng thái mà chúng ta đang hoạt động ý thức, ngay cả các trạng thái ý thức trong hoạt động động khoa học, tư duy logic mà con người đang có, đang dùng vẫn chưa phải trạng thái thần kinh cao nhất. Từ đó, con người vẫn luôn tìm kiếm các trạng thái tư duy cao cấp hơn. Xuất phát từ các hiện tượng của các nhà tu hành, của những người có sự tu luyện, càng ngày chúng ta càng nhận ra các hoạt động thần kinh của những người tu luyện tốt hơn so với người thường rất nhiều.
Các hoạt động đầu óc của con người hiện nay được nhận định là càng ngày càng đa tạp, càng phức tạp, càng phức hợp nên con người khó có thể đạt tới được trạng thái thăng hoa của thần kinh tinh thần. Dẫn tới việc Thiền vô thức áp dụng cho con người thực tại là rất khó, quá nhiều thứ không thể thoát ra được, thoát ở mức độ nào, và nhiều khi Giải cũng không thoát.
Con người cần giải thoát những sự vướng mắc của tư tưởng, giải thoát những vướng mắc của suy nghĩ, giải thoát những vướng mắc của ý thức…cho nên chủ trương căn bản của các nhà tu hành, trong thời gian ban đầu vẫn là vô thức (thư giãn, không nghĩ gì), nhưng quả thực là rất khó. Trước đây Tâm – Thân (thần kinh, tính linh) của con người đơn giản hơn, giờ thì phức tạp, trở nên tạp linh hơn rất nhiều. Vậy đầu tiên chúng ta phải xem xét vấn đề về khả năng thiền định.
Qua một giai đoạn của Thiền định chỉ ra rằng : Tọa thiền rồi mới nhập định. Quan niệm Không rồi mới Có, trở về Không rồi mới tiến tới Có. Mà hiện nay, trạng thái tư duy của chúng ta thường là tư duy kế tiếp, tư duy này khó có thể trở về Không. |
Có khá nhiều vấn đề đặt ra trong khoa học Thiền định, nhưng ở đây chúng ta áp dụng một phương pháp Thiền định đơn giản và hiệu quả hơn theo 3 trình tự :
- Theo dõi sự thở
- Theo dõi cảm giác
- Theo dõi suy nghĩ
Thở tới đâu cảm giác tới đấy, thở tốt thì có cảm giác tốt, khi cảm giác tốt rồi thì mới áp đặt suy nghĩ vào đấy. Mục tiêu là áp đặt được suy nghĩ vào vùng cần tác động.
Khi có sự để ý của cảm giác là phương pháp Thiền Định đã có tính dưỡng sinh Khí công. Hỗn hợp giữa khí công và Thiền định trong giai đoạn đầu, để có hiệu quả tốt hơn trong việc kiểm soát suy nghĩ, áp đặt được suy nghĩ và có hiệu ứng tốt
Bản chất của Thiền định là phương pháp luyện tập thần kinh, còn bản chất của luyện tập thần kinh là có thể áp đặt được suy nghĩ của mình vào trong một vấn đề nào đó. Sự áp đặt này tạo ra được một thói quen, một khả năng tâm thức, khả năng thần kinh khi lấy đối tượng là cơ thể của mình, các bộ phận cơ thể, các vùng có vấn đề và tác động với những mục đích thiết thực, lặp đi lặp lại để dần dần tạo ra các phản xạ có điều kiện, sau đó tới phản xạ chủ động, và phản xạ tự động, đây là bản chất khoa học của tất cả các phương pháp tu luyện trong đó có khí công.
Trong khí công thì là sự kết hợp giữa việc tạo ra phản ứng năng lượng tác động cùng phản ứng thần kinh một cách thường xuyên, liên tục, lặp đi lặp lại để tạo ra cảm giác thực |
Quá trình xử lý tốt được mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, để tạo ra được trạng thái siêu thức (thiền định). Quá trình này ban đầu là vô thức hóa ý thức, rồi mới tiến tới giai đoạn ý thức hóa vô thức. Trong các công pháp thiền định thường đưa ra các ý tưởng đơn giản. Một trong những điều quyết định được trạng thái vô thức và ý thức tốt, là sử dụng những suy nghĩ đơn giản hóa.
Hiện nay cách tư duy và suy nghĩ của ta là khá phức tạp, không thể tập trung được suy nghĩ vào một vấn đề (có tính đa tạp, đa suy nghĩ, tạp suy nghĩ). Một trong những yêu cầu trong việc luyện thiền là luyện đơn suy nghĩ (đơn vấn đề, đơn mục đích). Trong khí công sau khi luyện đơn suy nghĩ mới chuyển sang luyện đa suy nghĩ, lúc này năng lực suy nghĩ con người đã phát triển thêm một bậc, và có thể hình thành các trạng thái giống như có đa con người trong cơ thể (nhưng độc lập, có liên quan nhưng không ảnh hưởng lẫn nhau, không giằng xé nhau). Tuy vậy, đầu tiên là cần luyện được tư duy suy nghĩ đơn giản, đơn suy nghĩ.
Trong xử lý thần kinh, xử lý ý thức có 2 kĩ thuật chính :
- Kĩ thuật hình dung tưởng tượng (Quán hình)
- Kĩ thuật mật lệnh (Quán âm)
Xin nhắc lại, do hiện tại tư duy chúng ta rất phức tạp, hình ảnh trong tư duy rất phức tạp nên chúng ta dễ bị ảo giác. Hiện tại năng lực con người đang ở giai đoạn suy nghĩ bằng hình, chưa phát triển tới năng lực suy nghĩ bằng lời (tư duy nói).
Trong Thiền định và khí công, việc luyện tư duy nói được thông qua kĩ thuật dùng mật lệnh để điều khiển suy nghĩ của mình. Mật lệnh thường đơn giản, giống như trường phái Thiền Tây tạng, dùng các câu kinh, câu kệ, câu chú, khẩu quyết… thành một chuỗi có mục đích, sau đó bắt đầu nói, chỉ tập nói đơn âm (những âm thanh nguyên thủy tạo ra hiệu ứng âm thanh – có tác động rất lớn vào ý thức con người, tác động trực tiếp vào hạch tùng, kích thích sâu vào trong não bộ) gần giống như một dạng học thuộc lòng, để có thể nói không nghĩ, sau đó mới vừa nói vừa nghĩ.
Hiện nay chúng ta đang bị đa hợp vừa nói vừa nghĩ, vừa nói vừa hình dung tưởng tượng, vừa nghĩ ra đủ thứ, nói ra một từ là bắt đầu nhiều ý niệm xảy ra. Do trong não bộ của chúng ta không có các kênh tư duy, và các kênh tư duy không được phân chia độc lập nhau. Cần dùng tư duy nói để phối hợp với tư duy hình ảnh. Trong quá trình tu luyện các phương pháp đến một giai đoạn sẽ xuất hiện khả năng tư duy nói, tự nhiên thấy mình đang nói chuyện với chính mình.
Chỉ khi phát triển tư duy nói, thì năng lực tư duy của chúng ta mới thực sự tốt (tư duy nói cao hơn tư duy hình ảnh khá nhiều). |
Khi hình dung tưởng tượng, suy nghĩ hình ảnh lại dùng thêm kĩ thuật tư duy nói (mật lệnh), dùng mật lệnh để điều khiển ý thức. Chúng ta đã học về kĩ thuật mật lệnh, có 3 ý nghĩa sau :
- Giúp tập trung tư tưởng
- Điều tiết tác động thần kinh nói chung và điều tiết các hoạt động năng lượng nói riêng
- Có tính lập trình, lặp đi lặp lại tạo nên khả năng lập trình.
Xin nhắc lại tư duy nói cao cấp hơn tư duy hình ảnh một bậc. Tư duy nói liên quan tới các ý niệm, nội dung của danh từ, của từ tạo nên các ý niệm trong đầu. Tác động kích thích của âm thanh tác động mạnh hơn hình ảnh rất nhiều, kích thích vào tận sâu trong não bộ. Cách nữa, khi muốn tách các sự hoạt động của trí óc ra thì có thể dùng phương thức dùng các âm thanh nguyên thủy nhưng vô nghĩa, không có ý nghĩa trực tiếp, khi nói ra không bị tác động bới các suy nghĩ tạp, các hoạt động phức hợp của não bộ – tiến tới một trạng thái đọc mà không nghĩ.
Như vậy, có 3 vấn đề cần chú ý :
- Sử dụng đơn âm, tương tự trong kĩ thuật quán hình – đơn hình, giúp kích thích tốt hơn, tạo ra xung kích thích cho hệ thống thần kinh não bộ.
- Dùng âm vô nghĩa để ngăn chặn những tạp suy nghĩ.
- Đọc không nghĩ – bản chất trong Thiền định là không được nghĩ, do đầu óc của chúng ta luôn suy nghĩ quá nhiều nên phải có những phương pháp làm cho đầu óc chúng ta không suy nghĩ. ‘Tư duy nói’ là phương pháp hay nhất để khử các tư duy tạp trong đầu con người.
Với tác động của âm thanh, trong thiền học nói chung và khí công nói riêng tạo ra kích thích hoạt động, và từ đó chủ động điều khiển các hoạt động thần kinh của con người.
Mục tiêu của khí công, cũng như mọi phương pháp tu hành là để tiến tới trạng thái điều khiển chủ động các trạng thái thần kinh của con người. Đây cũng là khả năng cao nhất của con người. |
Hết phần 1