I. Khí công là gì ?
Đó không phải là phương tập thở đơn thuần như lâu nay người ta vẫn quan niệm như vậy. Nói chung Khí công là phương pháp luyện tập để làm chủ Khí trong cơ thể con người.
Từ xưa tới nay có rất nhiều phương pháp luyện tập khác nhau, có thể phân chia như sau :
• Phân loại theo tâm thức có : vô thức và ý thức.
• Phân loại theo trạng thái luyện tập có : động và tĩnh. Từ đó kết hợp lại chia ra các phương pháp :
• Động công ý thức.
• Động công vô thức.
• Tĩnh công ý thức.
• Tĩnh công vô thức.
1/. Động công ý thức giống như luyện võ thuật, dựa trên cơ sở động tác hay vận động gân, cơ, xương theo chủ ý của người luyện. Động công vô thức có các động tác luyện tập xảy ra trong trạng thái vô thức, khi luyện tự nhiên xuất hiện những động tác của cơ thể không do thần kinh trung ương chỉ huy( ).
2/. Tĩnh công ý thức (hay còn gọi Tĩnh công hữu thức) bản chất là thiền định, phân chia làm hai mức : Định và Thiền.
2.1/ – Mức Định là dùng ý chí tâm thức tập trung cao độ vào một chương trình và giải quyết chương trình đó. Bản chất đó là Thiền Chỉ quán, và lại được chia ra hai loại :
• Thiền Chỉ quán động : ngoại tĩnh nội động. Nội động là do tập trung ý chí để vận khí lưu chuyển trong cơ thể.
• Thiền Chỉ quán tĩnh : ngoại tĩnh nội tĩnh, hay còn gọi là Thiền minh triết. Đưa vào trạng thái tĩnh một chương trình mang tính triết học, tập trung suy nghĩ một vấn đề về triết học, triết lý. Toàn bộ cơ thể đều được đưa vào trạng thái tĩnh lặng cả bên trong và bên ngoài, dần dần để đạt được trạng thái thăng hoa (hư tĩnh để khai mở) lên bậc cao hơn.
2.2/. Mức Thiền có hai trạng thái :
Trạng thái Thiền, và trạng thái “không”, hay còn gọi là “vô ngã”.
Cơ thể con người bao hàm mối quan hệ tổng hòa tâm sinh lý, còn gọi là tâm – thể. Gần đây quan điểm dưỡng sinh tâm thể đưa ra khái niệm làm sao đồng bộ giữa tâm (hay tâm ý, tâm thức) với cơ thể. Nhưng cơ thể phải có mối quan hệ bản chất giữa cơ thể và tư duy. Đây là một điều mà các phương pháp hiện nay không đồng bộ giữa các quá trình luyện tập. (Theo lý luận của phương Tây, con người không thể làm cho cơ thể để điều khiển những hoạt động bên trong của nội tạng, hay điều khiển các quá trình tâm thức bên trong. Người ta cho rằng hoạt động của cơ thể là dựa trên cơ sở điều khiển của hệ thống thần kinh mang tính tự động).
Dùng ý chí của bản thân điều khiển những hoạt động của cơ thể như làm chậm nhịp tim, hạ thân nhiệt, tự tăng huyết áp, làm chủ các cơ năng sinh học trong cơ thể… Nhưng làm chủ những điều đó phải thấu triệt được mối quan hệ bản chất, mối quan hệ bản chất đó lấy trung gian giữa Hệ với Khí lấy Tâm làm chính. Đó là mối quan hệ Khí – Tâm. Từ cơ sở bản chất mang tính thực thể đến các hoạt động năng lượng (bản chất của Khí là năng lượng). Bản chất của Khí không khác gì bản chất của Nhân điện, của Trường sinh học. Nhưng có điều khi đưa ra một khái niệm phải có một hệ thống lý thuyết, và một hệ thống phương pháp logic kèm theo. Nếu không đồng bộ về Tâm – Thể là ngôn không đi đôi với hành, Tâm thức hoạt động một đường, cơ thể phát triển một hướng khác.
Hy vọng rằng thông qua quá trình làm chủ cơ thể làm chủ Khí sẽ làm chủ được Tâm và Tâm thể, tạo ra một quá trình phát triển từ thể chất đến trí lực đến Tâm thức, Tâm – Thức song hành. Muốn đạt đến Thức phải có sự trao đổi thông tin, cảm nhận, phản ánh và phân tích sử lý (tiếp cận được trạng thái thông tin).
Con người phải có sự đồng bộ với nhau, có chung một nguồn gốc là vật chất. Hiện nay phương pháp luyện tập có nhiều, nhưng điều cốt yếu là phải lựa chọn phương pháp nào đem lại sự đồng bộ cho cơ thể, và bước đầu là sự đồng bộ rồi đến đỉnh cao là giải thoát. Ví dụ như phương pháp của Thiền học cũng rất tốt, nhưng Thiền học chỉ phù hợp với những người xuất thế, phải an tĩnh, quá trình hành thiện rất công phu và vất vả. Người xử thế không có khả năng theo phương pháp Thiền học. Bởi con người xử thế luôn vướng bận, luôn bị tác động, luôn có những vấn đề cần giải quyết. Con người xử thế không thể nhập định để vào Thiền được, đó là chưa nói đến học Thiền học.
II. Trở lại bàn về Tĩnh khí công ý thức
I. Tĩnh là gì ?
a/. Quá trình phát triển của nhân loại, của xã hội, của con người càng ngày càng động, mà càng động thì càng loạn, càng loạn càng dễ bị chi phối và con người ngày càng rơi vào tình trạng bị động. Khi đó làm gì cũng không chủ động được, làm cái này thì bị cái khác chi phối, mất khả năng làm chủ. Mọi hoạt động của con người ngày càng bị rối loạn. Con người từ hoạt động tâm trí đến hoạt động nội tại, hoạt động hệ thống đều bị rối loạn. Chính vì vậy cần phải tĩnh để cân bằng, giống như sau một ngày làm việc mệt nhọc vất vả cần có giấc ngủ, nếu không ngủ thì hại thần kinh, hại cơ thể, hao sức rất nhiều. Tĩnh để cân bằng trở lại.
Hoạt động thần kinh là hoạt động quan trọng nhất, mà hoạt động đó cần phải ở trạng thái tĩnh. Nói theo ngôn ngữ xã hội học là tĩnh để tỉnh táo. Càng suy nghĩ về một vấn đề gì càng cần phải tĩnh. Càng tĩnh bao nhiêu thì càng tỉnh táo bấy nhiêu.Trong quá trình tập Khí công khi tu luyện thì tĩnh là đưa vào trạng thái thăng hoa (hư tĩnh mở huệ). Trạng thái thăng hoa này giống như trạng thái ý thức của con người. Trạng thái đó được phân thành nhiều dạng :
• Trạng thái ý thức là khi tư duy vẫn đang hoạt động, cơ thể trong trạng thái thức (tỉnh). Khả năng cảm nhận, phân tích tổng hợp và sử lý của tư duy đang hoạt động.
• Trạng thái vô thức là khi tư duy tạm ngừng hoạt động, cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi (ngủ).
• Trạng thái tiềm thức là tư duy hoạt động theo bản năng theo ký ức, hoạt động này mang tính di truyền, khi có điều kiện mới bộc lộ, trạng thái trong mộng.
• Trạng thái tiền ý thức là khi tư duy bắt đầu hoạt động, quá trình cảm nhận và phản ánh bắt đầu hình thành ý thức. Trạng thái này liên quan đến sự chuyển hóa mà Khí công đang quan tâm.
Trạng thái tiền ý thức là quá trình chuyển hóa Khí thành Thần, chuyển hóa năng lượng sang thông tin, từ vật chất sang ý thức. Đó là quá trình chuyển hóa Khí sang Thông tin thành Tri giác, hay là quá trình chuyển từ năng lượng sang thông tin cấp thấp rồi sang thông tin cấp cao. Luyện Khí công chính là luyện thành quá trình chuyển hóa nói trên.
Nói thêm về Thiền định. Trạng thái Thiền định giống như thụy miên. Dạng vô thức trong thôi miên học gọi là trạng thái thụy miên (tự thôi miên hoặc bị thôi miên).
2. Công là gì ?
Từ công nói lên nhiều vấn đề. Công là công pháp, hay nói theo ngôn ngữ đương đại là phương pháp, là kỹ năng. Công phu là nói lên sự khổ luyện, công phu luyện tập. Phải trải qua một quá trình luyện tập lâu dài gian khổ mới đạt được một công phu nào đó.
Công năng là khả năng của người luyện đ• đạt được mức độ nào đó. Đối với Khí công, công năng bậc cao là khả năng làm chủ được mối qua hệ giữa cơ thể với thế giới bên ngoài, hòa đồng được tiểu vũ trụ với đại vũ trụ.
Để đạt được công năng bậc cao cần phải trải qua ba cấp độ : làm chủ Khí, làm chủ quá trình sinh học của cơ thể, làm chủ mối qua hệ với thế giới bên ngoài. Đây là nguyên tắc cơ bản của Khí công.
Mục tiêu của luyện Khí công là để luôn luôn làm chủ được ý thức của mình, làm chủ quá trình Khí và làm chủ mối quan hệ của Khí. Làm sao không để rơi vào trạng thái mất ý thức (hay còn gọi là trạng thái vô thức). Xin nhắc lại là khi luyện Tĩnh công không bao giờ để rơi vào trạng thái vô thức.
Trong trạng thái vô thức sẽ tạo ra hành động vô thức, tâm lý vô thức, hưng phấn vô thức. Trong trạng thái hưng phấn vô thức sẽ tạo ra quá trình đột phát năng lượng, và vì không có khả năng kiểm soát (vì vô thức) nên sẽ dẫn đến tình trạng loạn khí nguy hiểm (tẩu hỏa nhập ma). Tuy rằng trạng thái hưng phấn vô thức nó cũng giải tỏa được sự ức chế, khai thác được cơ chế tự động (chữa bệnh hoặc khai mở tiềm năng), nhưng lợi bất cập hại, mà cái hại thì không thể lường hết được. Nó gây nên ảo giác hoang tưởng, xuất hiện thái hư ảo cảnh( ).
Cơ thể con người tồn tại cơ chế tự điều chỉnh, cơ chế tự phát động, cơ chế tự khai mở tiềm năng. Nhưng khi con người càng duy lý bao nhiêu thì các cơ chế tự động càng mất dần, và ngày càng rơi vào trạng thái bị ức chế. Thông thường các cơ chế tự động được khai thác trong trạng thái vô thức. Nói đúng ra là được khai thác trong để có thể làm chủ được là trạng thái hư tĩnh hay thiền định. Do vậy thường có sự kết hợp giữa cơ chế tự chủ và cơ chế tự động.
Đặc điểm của các phương pháp liên quan đến trạng thái vô thức (như Thiền vô thức chẳng hạn) là sau một thời gian tập đi tập lại sẽ dẫn đến hai vấn đề :
• Ý thức hóa tạo ra thói quen. Khi đã thành thói quen thì mất đi trạng thái vô thức (không đắc khí và các kết quả luyện tập cũng mất).
• Đi vào quá trình thái quá về tâm linh, mất đồng bộ về tâm thể và sẽ dẫn đến các biến chứng rối loạn. Thái quá về hướng nào thì rối loạn về hướng đó.
Vì vậy, chỉ nên thực hiện những gì mà có thể làm chủ được.
3. Khí là gì?
Theo khoa học đương đại có các loại vật chất tồn tại ở các dạng như sau : chất rắn, chất lỏng, chất bay hơi, chất khí, plasma.
Khái niệm về Khí được chia ra Khí Tiên thiên và Khí Hậu thiên. Khí Tiên thiên là nguyên bản của Khí (Thanh khí), là tinh hoa hay là sự thăng hoa của vật chất, tương đương với khoa học đương đại là bức xạ vật chất và plasma( ). Khí Hậu thiên là không khí thông thường (thực khí hay trọc khí), đó là sự biến vi của Khí Tiên thiên, tương đương với khái niệm khí của vật lý học đương đại.
Theo Khí công và Đông y thì hơi thở của con người là khí Hậu thiên. Khí mà Khí công đề cập đến là khí Tiên thiên, là dạng bức xạ vật chất tương tự như plasma. Trong cũng như ngoài cơ thể đều có bức xạ Khí. Khí là dạng bức xạ vật chất mang thuộc tính năng lượng, vì nó giải phóng ra năng lượng ở cường độ khác nhau, ở tầm mức khác nhau.
Khí trong không gian phân loại theo cấp độ ra các dạng Khí như sau :
• Thiên khí là bức xạ vũ trụ trong không gian, mang đặc tính thuần dương, có khả năng tác động đến mọi thứ trong đó có con người. Trong đó Thiên khí Tiên thiên là tinh hoa có tác dụng rất tốt tới quá trình sinh học của con người.
• Địa khí là bức xạ địa khí, mang tính thuần âm, là bức xạ của các vật thể ở trên cũng như ở trong lòng trái đất. Và Địa khí Tiên thiên cũng là tinh hoa cũng có tác dụng rất tốt tới quá trình sinh học của con người.
• Sinh khí là Khí của môi trường sinh thái và sinh học phát sinh ra. Trong Sinh khí có Nhân khí là do con người phát sinh ra, mang đặc trưng phối hợp âm dương, nó rất quan trọng với chính ngay bản thân con người, vì có tính đồng mức sinh học rất cao. Đó là lý do tại sao phương pháp Tĩnh Khí công và phương pháp Nhân điện lại có thể chữa bệnh tốt hơn một số phương pháp khác, chính vì tính đồng mức sinh học cao của nó.
• Khí hậu, thời tiết chính là sự giao hòa giữa Thiên khí Hậu thiên với Địa khí Hậu thiên.
Nhân khí được phân ra các dạng như sau :
• Nhân khí Hậu thiên là khí trong hoạt động hô hấp gồm các thành phần
– Phế khí còn gọi là dương khí hoạt động ở phổi để cung cấp dưỡng khí cho máu.
– Vị khí hay còn gọi là thực khí, hoạt động trong dạ dày và hệ tiêu hóa, là sản phẩm của quá trình tiêu hóa.
• Nhân khí Tiên thiên là khí hoạt động trong hệ thống kinh lạc, tạng phủ và tạng hệ trong cơ thể con người, cung cấp năng lượng, điều chỉnh quá trình hoạt hóa của các chu trình sinh học. Nhân khí Tiên thiên bao gồm :
– Chân khí là khí tiên thiên sinh ra tại Đan-điền, vận hành chủ yếu trong hai mạch Nhâm Đốc, nó chính là nguyên khí trong cơ thể, là một trong những thành phần ban đầu của Tam bảo Tinh – Khí – Thần. Tính chất đặc trưng của Chân khí là mang tính Âm Dương. Chân khí sinh ra tại Đan-điền là Âm phận có bản tính âm Thủy, nhưng lại có hoạt tính dương Hỏa; do vậy quá trình hoạt hóa của nó theo qui luật Âm Dương tiêu trưởng. Tại mạch Nhâm Chân khí giáng hạ mang theo Tâm hỏa vào Đan-điền để sinh khí, tại mạch Đốc Chân khí thăng lên đi theo n•o tủy vào n•o bộ để hóa Thần. Bổ trợ cho Chân khí là Nhiệt khí Chân dương (còn gọi là Chân hỏa), phát sinh từ huyệt Trường-cường.
– Ngũ hành khí (còn gọi là Ngũ tạng khí hay Ngũ khí) là khí Tiên thiên do Chân khí đi vào ngũ tạng mà phát sinh, bao gồm các loại như sau :
• Can khí sinh ra từ tạng Can, vận hành ở Can kinh và Đởm kinh, hành Mộc, tính phong động.
• Tâm khí sinh ra từ tạng Tâm, vận hành trong Tâm kinh và Tiểu trường kinh, hành Hỏa và tính hỏa (quân Hỏa).
• Tâm bào khí sinh ra từ Tâm bào lạc, vận hành trong Tâm bào kinh và Tam tiêu kinh, tính hỏa và thuộc hành Hỏa (Tướng hỏa).
• Tỳ khí sinh ra từ tạng Tỳ, vận hành trong Tỳ kinh và Vị kinh, hành Thổ và tính thấp.
• Phế khí sinh ra từ tạng Phế, vận hành trong Phế kinh và Đại trường kinh, hành Kim và tính táo.
• Thận khí sinh ra từ tạng Thận, vận hành trong Thận kinh và Bàng quang kinh, hành Thủy và tính hàn.
Lý thuyết tổng quát TKCYT Dưỡng sinh – thế hệ 1 – Bài 1