
Chúng ta đang tìm hiểu và tìm cách để phân thức, nhưng rõ ràng việc phân thức và hợp thức trong khí công và tu luyện là phải tiến hành song song. Để có được trạng thái này, có khi đòi hỏi chúng ta cần kinh qua được một trải nghiệm “Đa pháp” – dùng nhiều biện pháp khác nhau của cổ nhân để trải nghiệm (mặc dù đa phần phương pháp của cổ nhân chưa được sáng rõ, chưa logic, và chưa quản trị).
Hiện tại, mọi người cho rằng cần có một tiến trình bài bản hóa, để nắm chắc được các vấn đề cơ bản. Chúng ta đang phân ngũ thức, rồi hợp lại thành các tổ hợp khác nhau của ngũ thức này. Về cơ bản vẫn dựa trên trải nghiệm của khí công, từ các hiệu ứng năng lượng.
Trong tu luyện nói chung và thiền học nói riêng, việc tu luyện để đạt được hiện tượng nào đó, trạng thái nào đó là không khó, nhưng trải nghiệm lại và quản trị được nó thì lại khó. |
Bởi việc lặp lại trạng thái thần kinh là rất khó, còn việc lặp lại cảm giác năng lượng từ các quy chuẩn, các hiệu ứng thì dễ hơn. Có lẽ cần một thời gian nữa, con người có một sự phát triển thêm, để hoàn thiện về thần kinh học. Còn hiện tại, đây vẫn là một vùng đất khai phá rất nhiều năm, nhưng vẫn chưa rõ ràng (từ các nhà triết học, nhà tư tưởng, nhà đạo học…tham gia nghiên cứu rất nhiều nhưng đều chưa thấy có đường ra, vẫn mông lung và mang đầy tính kinh nghiệm cá nhân, không xác định, chưa đủ để tạo thành một khoa học).
Trải nghiệm sai còn có thể xác định được một chút, chứ trải nghiệm đúng lại chưa thể xác định được chút nào. |
Tất nhiên đúng sai thì chưa có tiêu chí tiêu chuẩn rõ ràng, phần lớn việc tu luyện là theo cảm hứng, mang tính trải nghiệm, giác ngộ cá nhân, không thể áp dụng cho người khác, càng không thể tái sử dụng. Từ đó, tạo ra nhiều mâu thuẫn, xác xuất thành công thấp và khó xác định thế nào là thành công: Giỏi về pháp, so về lý, quả thực không có tiêu chuẩn xác định. Khiến cho các kinh nghiệm của cổ nhân (Phật, chúa…) không thể áp dụng cho các thế hệ sau, để vượt qua các chông gai của Đạo học.
Cho tới giờ, việc tu luyện của chúng ta vẫn phải hi vọng vào sự đột biến mang tính chất cá nhân, còn gọi là đốn ngộ. |
Ngay cả quan niệm về đốn ngộ cũng chưa được thống nhất, không có tiêu chí nào cho sự tiệm ngộ và đốn ngộ cả: Hiểu ra cái đúng, biết ra cái sai, đều nằm trong một trạng thái tương đối, chưa có gì được mức chuẩn để gọi là khoa học. Phần lớn người tu luyện phải tự mày mò, rút kinh nghiệm từ người này, hay người khác (về thực chất là hiếm, do đâu có mấy người vượt qua được, phần lớn đều là mơ màng, chưa xác định).
Dù vậy, vẫn cần có sự tu hành, sự luyện tập, sự đốn ngộ. Những thay đổi có tính cách mạng dẫn tới những thay đổi lớn tới bản thân người tu luyện, tới gia đình, người xung quanh, rồi tới mức ảnh hưởng tới cả xã hội. Lịch sử phát triển của con người, dân tộc và nhân loại luôn có quy luật, việc luận công hay tội một người trong lịch sử thật khó để đánh giá (như trường hợp Khổng Tử, Lão Tử…).
Người tu luyện cố gắng tổng kết khoa học để mở ra được tương lai nhân loại một con đường dễ hơn, sáng hơn một chút, nhưng thực sự vẫn phải hi vọng vào một sự đột biến. Trong luyện khí công, đôi lúc có cảm giác chỉ thiếu một chút ánh sáng, một chút cảm giác hình ảnh; cảm giác như gần ngộ ra chân lý, gần ngộ ra sự thật để đạt được điều mình đang cần (cảm giác sắp được), nhưng lại dễ dẫn tới thái hư ảo cảnh, sự hưng phấn giả tạo. Có những người bỏ tất cả để đi tu luyện, luôn mường tượng sắp vượt qua được, sắp đạt được mục đích, nhưng cuối cùng lại rơi vào bi thảm của cuộc đời, tự do mình tạo ra. Về mặt khoa học, các hiện tượng đến với con người thông qua các tương tác thần kinh của con người. Bản chất trong hiện tượng Thiền định, có một quá trình tương tác thần kinh, quá trình này do không có một tiêu chí Đạo học nào để đánh giá đúng sai, đạt hay không đạt và đạt tới mức độ nào, dẫn tới sự giả trá, ảo cảnh, ma cảnh là vì thế.
Cho tới nay, sự nghiên cứu của chúng ta đã có thể có một vài tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá, nhưng nếu đưa ra một cách quá khó hay quá dễ thì đều không ổn. Giống như trong Đạo học: tính Chân Thiện Mỹ cần phải được thể hiện bằng kết quả mang tính chất hợp lý và đồng bộ của một tiến trình Đạo học, tu luyện. Các tiêu chí như: được cái này, mất cái khác hay chấp nhận được cái này mất cái khác đều không đúng tiêu chí Đạo học, và việc tranh luận, biện giải chỉ gây mất thời gian mà không thể giải quyết được, nếu không có cơ sở nào để xác định.
Trong quá trình tu luyện của chúng ta, bằng cách này hay cách khác, ở trong các trạng thái ngộ thức khác nhau của mỗi một cá nhân con người, có những hiện tượng thay đổi, có vẻ như đột phá.
Trong khoa học cũng cho rằng nhiều khi phải tạo ra sự đột phá để tăng cường khả năng tái lập được cảm giác, và khi tái lập được tức là có thể khoa học, có khả năng quản trị được, khẳng định năng lực thật của con người. |
Trong khí công, các hiện tượng được quy về các hiệu ứng, đặc biệt là hiệu ứng năng lượng, từ đó quy chuẩn được các hiệu quả. Và làm công tác khoa học: là việc giá trị hóa các hiệu quả này, chuẩn hóa, giá trị hóa các giá trị thật. Trong khoa học gọi là quá trình tính hóa – phân tính, phân loại để gọi được, để hiểu được; xong lượng hóa – để xác định được, định chuẩn được.
Ví dụ, con người khi đạt được trạng thái thiền định, là sóng não phải phát ra được sóng Alpha (theo các tiêu chuẩn dải tần biến đổi, sự ổn định theo thời gian…), sóng alpha này được lượng hóa (chất lượng, số lượng, đủ thời gian) để quản trị được một hiện tượng. Về nguyên tắc khoa học là như vậy, nhưng thực tế không phải dễ, lại đòi hỏi người tu luyện cần dấn thân vào trải nghiệm các năng lực thần kinh và giới hạn biến đối. Việc dấn thân này cũng cần phải có nguyên lý nguyên tắc tu luyện, cùng các quy trình bảo vệ, xác định, và các quy trình mang tính giới hạn năng lực các hiện tượng thần kinh, cùng giới hạn cho sự biến đổi…không thì có thể dẫn tới hiện tượng loạn thần kinh, không kiểm soát được lại càng nguy hiểm.
Việc tu Đạo, lẽ ra càng ngày phải càng dễ hơn, tại sao càng ngày lại càng khó lên là thế nào? |
Dù trong quá khứ, hiện tại, hay tương lai, con người đã nghĩ ra nhiều cách thức để việc tu luyện được dễ dàng hơn, để có thể quản trị từng phần, rồi tới quản trị một hiện tượng theo một mục đích nào đó. Ví dụ việc lập ra các đạo quán, chùa chiền, lập ra một chương trình tu luyện để mọi người có thể tham gia…nhưng chưa chắc là giải pháp hay để giúp người tu luyện có thể đạt tới kết quả – mục đích. Do dường như con đường tu hành của mỗi người hiện nay gặp những áp lực cuộc sống, làm cho việc tu hành của mỗi cá nhân càng ngày càng khó đi, khiến cho đa phần người tu luyện hiện nay đều đang tự rơi, tự bơi giữa biển cả, không biết lúc nào chìm, hay trong Đạo học còn có hiện tượng khá phổ biến là không thể xác định là đã chìm hay chưa.
Rõ ràng cho tới hiện nay, chúng ta vẫn cần phải có hiện tượng đột phá. |
Xin nhắc lại: chúng ta vẫn cần có các trải nghiệm cá nhân. Về mặt khoa học, khi có những hiện tượng như vậy, chúng ta có thể dùng trí tuệ của mình, dùng việc khoa học hóa để tăng cường khả năng tái lập các hiện tượng và các hiệu ứng, đồng nghĩa với việc tăng cường các khả năng quản trị của chúng ta.
Người tu luyện muốn định vị được con đường, muốn định vị được bản thân, cần phải có Đạo, và có một quá trình tu luyện duy thức để nhận chân ra được vấn đề (dù cũng không phải là dễ) |
Đôi khi, chúng ta cần có sự tương tác thần kinh với chính mình để tạo ra các hiệu ứng có tính đột phá (chưa hẳn là đột phá), sau đó áp dụng một số nguyên lý, nguyên tắc, các pháp, các thuật để tái hiện lại được các hiện tượng này, từ đó quản trị được. Ví dụ: Khi gặp một hiện tượng nào đó mang tính nhất thời xử lý, cần có thuật làm nóng, thuật làm mát, thuật làm lạnh cơ thể… là các thuật trong khí công có thể nghiên cứu và đạt được cho chính mình, và cần xác định được trước khi va chạm vào hiện tượng. Các việc này mang tính cá nhân, là khoa học cá nhân.
Muốn tu luyện tốt cần “cá nhân hóa” các nguyên tắc, nghiên cứu và đúc kết từ các tư liệu, kinh nghiệm, để tìm ra con đường cho chính mình. Con đường phát triển và tiến hóa của con người vẫn phụ thuộc vào sự ngộ thức cá nhân. |
Thực tế những người cá nhân hóa tốt dựa trên các nguyên lý nguyên tắc Đạo học, Lý học, căn cứ vào Pháp học, thuật học, để hiểu được và làm được. Ban đầu từ những việc người khác làm được, tới khi xác lập được những việc chỉ mình làm được, thì sẽ khẳng định được sự phát triển cá nhân. Chúng ta phải “cá nhân hóa” mình, nhưng cũng cần phải theo một số nguyên tắc Đạo học, Lý học, có những căn cứ về Pháp học, Thuật học.
Sống, thì cần phải có Đạo đầu tiên. Có Đạo mới tìm được đích, mới thấy con đường đi của mình sáng, thì mới thoải mái khi đi trên con đường, là quá trình xây dựng lòng tự trọng chứ không phải tạo ra lòng tự ái. |
Quay lại với các trải nghiệm duy thức, chúng ta đưa ra một số định nghĩa, quan niệm hóa cùng với các nguyên lý, nguyên tắc để đi theo một đạo gọi là “Đạo vô tính”, với mục đích giúp hiểu một cách có tư duy hình dung, tư duy xác định hơn, tránh các tư duy bất định
Gần như tất cả quan niệm của con người hiện nay đều là hữu tính. Khi làm công tác nghiên cứu khoa học, việc lược bỏ các danh từ, lược bỏ các ý nghĩa bên ngoài để tìm được bản chất bên trong, bản chất vô tính ở bên trong. Giống như trong khí công có việc phân định Linh với Tính, khi cho rằng có sự tồn tại của chất linh (linh chất, linh khí), làm cơ sở cho các hoạt động thần kinh, tinh thần của con người (gọi là Tính). Mục tiêu trong tu luyện, nhất là tu luyện khí công là làm cho chất linh trong mỗi một con người chúng ta được trong sạch (giống như khi bàn về vấn đề không gian hóa), sau đó mới nói chuyện về tính hóa – tức là tính năng biểu hiện bên ngoài của các chất ở bên trong.
Không quan sát được, không nắm bắt được tính năng, thì cũng coi như là không biết. |
Điều này trở nên quan trọng khi chúng ta đề cập, động chạm tới các vấn đề thuộc về tâm linh, cốt linh của con người. Dù trên nguyên tắc, là phải xử lý được cái tính – tính năng, tâm linh, nhưng bản chất là phải xử lý được cái linh – chất linh, cốt linh của nó (và phải qua con đường Không gian hóa mới làm được)
Con đường trải nghiệm Duy thức học dựa trên 3 tiêu chí:
- Chất lượng duy thức (chất linh, cốt linh): điều đầu tiên đứng đầu cần đảm bảo.
- Trạng thái duy thức: Điều tiếp theo cần hiểu và xây dựng.
- Con đường duy thức và ứng dụng các hiện tượng duy thức: Đưa được các trạng thái duy thức vào một con đường như thế nào đó (có nguyên tắc)
Chúng ta đang tiến trên con đường duy thức. Nhưng cuối cùng, vẫn định hướng con đường duy thức tới trạng thái ý thức – là trạng thái nói về năng lực làm chủ của con người. Nói tới trạng thái duy thức, con đường duy thức mà không có chất lượng duy thức thì quả thực rất khó. Mục tiêu của sự vô tính là để đảm bảo chất lượng duy thức.
Ví dụ: Trước khi nghĩ điều gì cần làm bằng một cách nào đó để đầu của mình được trong sạch, nhẹ nhõm, trong sáng rồi hãy nghĩ, đầu đang đau, đang bí, đang đen, đang căng mà chúng ta cố tình suy nghĩ là chất lượng suy nghĩ sẽ kém ngay.
Con đường duy thức tạo ra các cơ chế duy thức, mô hình duy thức, phác đồ duy thức, chính là khoa học hóa duy thức để áp dụng vào suy nghĩ, để tư duy, ý thức hóa và giải quyết được vấn đề. |
Thông thường chúng ta hay suy nghĩ theo cảm hứng cá nhân, khi cảm hứng đạt tới sự thăng hoa tột độ, thì bắt đầu cần sử dụng các nguyên lý, nguyên tắc của Đạo. Nếu tiếp tục suy nghĩ theo cảm hứng mà không có các nguyên lý, nguyên tắc Đạo học, không áp dụng hay không có cơ sở để áp dụng Pháp học, Thuật học, thì suy nghĩ sẽ không có ý nghĩa, và chúng ta dễ bị rơi vào trạng thái gọi là “Giả lập thần kinh tinh thần nhất thời”.
Chúng ta không thể đi theo con đường mê thức hóa (con đường biến con người thành robot, hay biến con người thành công cụ của máy móc) mà đa số con người sắp tới sẽ đi theo. Vậy chúng ta xem lại việc đặt ra vấn đề: có nên có một cuộc cách mạng giải phóng tự do cho con người hay không? Thời đại của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, để con người có thể phát triển, quản lý, quản trị được thần kinh và tự chủ được, có những năng lực thật: có Đạo, có Pháp, có Thuật.
Con đường Duy thức là một trong các con đường có thể giúp chúng ta thoát ra được khỏi những vướng mắc rắc rối, các đau khổ không cần thiết trong cuộc đời. |